Trang chủ / TIN TỨC/ Gia dụng

Tỏi đen công dụng thần kỳ, nhưng đối tượng nào không nên ăn?

Cập nhật: 08/07/2023

Từ thuốc bổ cho sức khỏe đến gia vị thơm ngon, tỏi đen đã trở thành một "siêu thực phẩm" được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và tác dụng phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, như mọi loại thực phẩm khác, không phải ai cũng dùng được. Đối với một số đối tượng nhất định, việc ăn tỏi đen có thể gây hại hoặc gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Hãy cùng Siêu Mua Nhanh tìm hiểu công dụng của tỏi đen thần kỳ và nhóm đối tượng nào không nên ăn chúng nhé!

Giá trị dinh dưỡng của tỏi đen

Tỏi đen thành phẩm sau quá trình lên men từ tỏi trắng, trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ và độ ẩm. Với thời gian lên men kéo dài từ 15 – 60 ngày tuỳ theo phương pháp thực hiện thủ công hay sử dụng máy làm tỏi đen.

So với tỏi trắng thì tỏi đen chứa các thành phần dinh dưỡng đa dạng và giàu giá trị hơn như:

Cacbohydrat: Tỏi đen chứa các loại cacbohydrat, chẳng hạn fructosan và oligosaccharide, cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Chất xơ: Tỏi đen cung cấp một lượng nhất định chất xơ, giúp duy trì sự chuyển hóa chất trong ruột và hỗ trợ chức năng tiêu hóa.

Vitamin: Tỏi đen giàu vitamin C, vitamin B6 và vitamin B1. Vitamin C giúp củng cố hệ miễn dịch, vitamin B6 hỗ trợ quá trình chuyển hóa protein và carbohydrate, còn vitamin B1 có vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng.

Khoáng chất: Tỏi đen chứa nhiều khoáng chất như selen, mangan, canxi và sắt. Selen là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, mangan cần thiết cho quá trình chuyển hóa, canxi, sắt quan trọng cho sự phát triển và chức năng của xương và máu.

Amino axit: Tỏi đen chứa nhiều amino axit, là thành phần cấu tạo của protein có vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo tế bào và phục hồi cơ bắp.

Hợp chất chống oxy hóa: Trong tỏi đen rất giàu hợp chất chống oxy hóa như allicin, s-allylcysteine ​​và flavonoid. Những chất này giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tác động của các gốc tự do và có khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư.

Nhóm đối tượng nào không nên ăn tỏi đen?

Tuy tỏi đen mang lại rất nhiều công dụng cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng dùng được. Theo như quan niệm của Đông Y thì tỏi đen có vị cay, tính ôn giúp thanh nhiệt, sát khuẩn dùng nhiều ảnh hưởng sức khoẻ. Nên nếu ăn nhiều sẽ gây kích ứng và làm tổn thương đến hệ tiêu hoá, khiến cơ thể khó chịu, đầy hơi thậm chí là ngộ độc. Do đó trước khi ăn tỏi đen bạn cần xác định xem mình có thuộc nhóm đối tượng nào sau đây hay không để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ:

Nhóm bệnh nhân không nên ăn tỏi đen

Người bệnh gan: Tỏi đen có chứa một hợp chất gọi là allicin, có khả năng kích thích chức năng gan. Đối với người bệnh gan, đặc biệt là trong các trường hợp viêm gan, xơ gan, hoặc chức năng gan suy yếu, việc tiêu thụ tỏi đen có thể gây tác động tiêu cực và làm tăng tải lên gan. Tỏi đen có thể tương tác với một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh gan. Việc sử dụng tỏi đen đồng thời với thuốc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc hoặc gây tác dụng phụ không mong muốn.

Người bị huyết áp thấp: tỏi đen có hiệu quả điều trị huyết áp cao, nên bệnh nhân huyết áp thấp thuộc nhóm những người không nên ăn tỏi đen. Nếu ăn có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi và thậm chí gây nguy hiểm đối với những người có huyết áp đã thấp.

Người đang bị tiêu chảy: Tỏi đen có tính chất kích ứng đối với hệ tiêu hóa, đặc biệt là trong trường hợp đang mắc bệnh tiêu chảy. Các chất có trong tỏi đen có thể tác động đến niêm mạc ruột và làm gia tăng quá trình tiêu chảy. Việc dùng tỏi đen trong lúc này sẽ dẫn đến tình trạng bệnh thêm trầm trọng, tổn thương niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập.

Người có bệnh thận: với người bệnh thận hầu hết thức ăn cay nóng đều nên kiêng cữ. Do đó tỏi đen lại càng phải kiêng kỵ, dùng tỏi đen còn khiến bệnh tái phát, làm mất công dụng của thuốc điều trị.

Người đang mắc bệnh về mắt: Tỏi đen gây kích ứng mắt, đặc biệt là khi tiếp xúc trực tiếp hoặc khi nó được tiêu thụ quá nhiều có thể gây ngứa, đỏ, và rát mắt. Tỏi đen còn kích thích tiết dịch mắt và làm tăng lượng chất nhầy trong mắt. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến cân bằng và chảy dịch mắt, gây khó chịu mất trạng thái bình thường của mắt. Tạo điều kiện cho các bệnh lý đau mắt đỏ, mờ mắt, viêm kết mạc phát triển. Với những ai có tiền sử bệnh về mắt nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lâu dài.

Nhóm người tuyệt đối không nên ăn tỏi đen

Ngoài những người mắc bệnh trên thì còn một nhóm theo khuyến cáo của bác sĩ là không nên dùng tỏi đen như:

Người sức đề kháng yếu: tuy tỏi đen có công dung giúp tăng sức đề kháng, củng cố hệ miễn dịch nhưng hàm lượng hoạt chất của nó rất cao với những ai sức đề kháng yếu dễ bị phản tác dụng. Thậm chí nếu dùng quá nhiều còn gây ra tình trạng sốc phản vệ.

Phụ nữ đang mang thai: trong quá trình mang thai cơ thể người phụ nữ vô cùng nhạy cảm. Nên hạn chế hoặc không nên ăn tỏi đen vì dễ gây ra những tác động tiêu cực đến thai nhi, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trẻ dưới 2 tuổi: Tỏi đen có thể gây kích ứng và kích thích hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, đặc biệt là với niêm mạc dạ dày, ruột non. Điều này có thể gây khó tiêu, buồn nôn và tiêu chảy. Theo như bác sĩ khuyến cáo trẻ em dưới 2 tuổi thuộc nhóm người không nên ăn tỏi đen.

Bệnh nhân đang điều trị: tuy tỏi đen có tác dụng điều trị và phòng bệnh tốt. Nhưng tỏi đen cũng làm mất đi tác dụng của một số loại thuốc đặc trị. Nhất là với những người chuẩn bị phẩu thuật cần dùng thuốc đông máu tuyệt đối không ăn tỏi đen. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân theo chỉ dẫn.

Người dị ứng với tỏi: người có cơ địa dị ứng với thành phần của tỏi không nên cố chấp sử dụng dễ dẫn đến ngộ độc, mệt mỏi và tệ hơn là tử vong.

Tỏi đen tuy có những công dụng thần kỳ như tăng cường hệ miễn dịch, ngừa ung thư, làm chậm quá trình oxy hoá, hỗ trợ bệnh lý tim mạch,… nhưng các trường hợp không nên sử dụng bạn cần tuân thủ để bảo vệ sức khoẻ. Nếu muốn sử dụng nên tham vấn ý kiến bác sĩ để được cho lời khuyên tốt nhất.