Trang chủ / TIN TỨC/ Sức Khỏe

Bí quyết giảm đau lưng dưới tại nhà từ những cách đơn giản

Cập nhật: 26/03/2024

Đau lưng dưới là triệu chứng thường xuyên gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau. Nhưng có đến 65% tỉ lệ người trong độ tuổi lao động 25 – 45 tuổi sẽ mắc phải. Vậy nguyên nhân gây ra là gì? Làm cách nào để phòng và điều trị hiệu quả tại nhà? Cùng sieumuanhanh.com điểm danh ngay qua nội dung bài viết sau nhé!

Tìm hiểu đau lưng dưới là bệnh gì?

Cơn đau lưng dưới thường âm ỉ hoặc dữ dội, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau nhức, khó tập trung vào công việc, học tập gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.

Vùng lưng dưới của con người giữ nhiệm vụ chính là nâng đỡ thân trên, giúp quá trình vận động linh hoạt hơn. Nên nếu để đau lưng dưới lâu ngày không điều trị có thể lan dần sang các vùng xung quanh, đặc biệt là vùng mông và chân.

Các giai đoạn đau vùng lưng dưới

Đau lưng dưới được chia làm 3 giai đoạn chính, tuỳ theo từng giai đoạn bạn nên xác định để có hướng khắc phục:

  • Cơn đau kéo dài dưới 6 tuần được xem là đau cấp tính
  • Cơn đau 6 – 12 tuần là đau lưng bán cấp.
  • Nếu đau liên tục trên 12 tuần, cơn đau lưng đã chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Đau lưng dưới triệu chứng phổ biến ở những đối tượng nào?

Mọi đối tượng đều có thể gặp phải đau lưng dưới dù ít hay nhiều. Nhưng những đối tượng sau đây nguy cơ đối mặt với căn bệnh đau lưng dưới lại cao hơn:

  • Người lao động từ 30 tuổi trở lên rất dễ gặp phải những cơn đau lưng dưới. Công việc kết hợp ở độ tuổi này cột sống bắt đầu có dấu hiệu lão hoá chính là nguyên nhân chính dẫn đến đau lưng dưới.
  • Cột sống và vùng lưng dưới có vai trò quan trọng là nâng đỡ cơ thể, nên người thừa cân béo phì chắc chắn có khả năng đau lưng dưới cao hơn.
  • Lối sống hiện đại hoá nên chúng ta thường không chú ý nhiều đến tư thế làm việc, ngủ, đi, đứng, ngồi. Chính những hoạt động không đúng cách liên tục như vậy đã trở thành nguy cơ tiềm ẩn cho bệnh đau lưng tái phát.
  • Các cơn đau lưng dưới hay đau khu vực lưng còn là triệu chứng cảnh báo cho bệnh loãng xương, đau thần kinh toạ, viêm nhiễm, gai cột sống, ung thư, thận,…
  • Tinh thần giảm sút do căng thẳng, lo âu, stress lâu dần cũng dẫn đến rối loạn cảm giác đau. Vì vậy não truyền tín hiệu đến thần kinh cũng sai lệch dẫn đến người bệnh có cảm giác đau nhưng không rõ nguyên nhân tại vùng lưng dưới hay bất kỳ vùng nào khác trên cơ thể.

Đau lưng dưới với nhiều triệu chứng khác nhau, phụ thuộc vào nguyên nhân tác động hay bệnh lý, thể trạng từng người. Nhưng nhìn chung đó là cảm giác đau nhức khó chịu quanh thắt lưng, căng cứng, khó cử động khu vực xương cột sống L1 – L5, gần xương chậu.

Nguyên nhân thường gặp gây đau lưng dưới

Nguyên nhân của đau lưng dưới có thể đa dạng và bao gồm:

Căng cơ: do vận động cường độ cao, nâng vật nặng, hoặc làm việc trong tư thế không đúng.

Đau cơ xương: Có thể do tổn thương cơ xương, viêm khớp, hoặc thoái hóa cột sống.

Các vấn đề về đĩa đệm: Các vấn đề như thoát vị đĩa đệm, viêm đĩa đệm, hoặc đĩa đệm bị dẹp có thể gây ra đau lưng dưới.

Các vấn đề cơ học: Bao gồm sụn khớp, biến dạng cột sống, hoặc các vấn đề khác liên quan đến cấu trúc xương.

Yếu tố sinh học: Bao gồm gen di truyền, tuổi tác, hoặc tình trạng sức khỏe tổng quát.

Các vấn đề nội tiết: Bao gồm viêm gan, tiểu đường, hoặc các bệnh nội tiết khác có thể ảnh hưởng đến độ dẻo dai của cơ bắp và cấu trúc xương.

Chu kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai: tác động của chu kỳ kinh nguyệt, bởi cơn đau bụng do tử cung co bóp quá mức lan toả gây đau nhói đến cả vùng lưng dưới. Ngoài ra trong quá trình mang thai, sự phát triển của thai nhi cũng tăng sức ép lên các dây thần kinh, gân, xương sống tạo cơ hội hình thành triệu chứng đau lưng dưới.

Cách phòng và điều trị đau lưng dưới tại nhà hiệu quả

Dưới đây là một số phương pháp trị đau lưng dưới tại nhà có thể giúp giảm đau và cải thiện tình trạng:

Nghỉ ngơi: Nếu đau lưng dưới là do căng cơ hoặc tình trạng mệt mỏi, việc nghỉ ngơi một thời gian có thể giúp giảm đau.

Chườm lạnh hoặc chườm ấm: giúp giảm áp lực chèn ép lên vùng lưng, tăng cường lưu thông máu, giãn cơ.

Tập thể dục nhẹ nhàng: Một số bài tập như yoga hoặc các bài tập giãn cơ có thể giúp làm giảm căng cơ và tăng sự linh hoạt cho vùng lưng.

Dùng thiết bị massage: Mỗi ngày sử dụng 15 – 20 phút đều đặn để thư giãn, thả lỏng cơ thể bằng ghế massage toàn thân, đệm massage, nệm massageBạn sẽ cải thiện tối ưu được tình trạng đau lưng dưới, chức năng nhiệt của thiết bị còn giúp làm ấm, kích thích máu lưu thông đều, nâng cao hiệu quả giảm đau nhức vùng thắt lưng.

Dùng thuốc giảm đau không steroid: Sử dụng các loại thuốc như ibuprofen hoặc naproxen dưới sự giám sát của bác sĩ có thể giúp giảm viêm và đau.

Duỗi cơ lưng: Thực hiện các động tác duỗi cơ lưng như duỗi cánh tay và chân có thể giúp giảm căng cơ, tăng sự linh hoạt.

Hy vọng qua nội dung bài viết này chúng tôi đã mang đến thêm thông tin về tình trạng đau lưng dưới cho bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc về nội dung hoặc cần tìm mua thiết bị massage chính hãng hãy liên hệ hotline của sieumuanhanh.com để được tư vấn miễn phí nhé!

Sản phẩm liên quan

Máy massage đầu Irest 3D

Máy massage đầu Irest 3D

950.000 đ 1.490.000 đ
-37%
Máy Massage mắt OKACHI JP-E8

Máy Massage mắt OKACHI JP-E8

1.650.000 đ 3.800.000 đ
-57%