Trang chủ / TIN TỨC/ Sức Khỏe

Làm thế nào để đối phó với đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi

Cập nhật: 09/08/2023

Đau nhức xương khớp một bệnh lý rất thường gặp ở mọi nhóm tuổi, đặc biệt là trung niên và người cao tuổi. Và chắc hẳn cơ thể không tránh khỏi những phản ứng mạnh khi trái gió trở trời. Vậy làm thế nào để đối phó với đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi? Cùng Siêu Mua Nhanh tìm kiếm ra giải pháp tốt và hiệu quả nhất trong bài viết sau nhé!

Nguyên nhân nào gây đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết

Đau nhức xương khớp khi trái gió trở trời thường do một số nguyên nhân như:

  • Mưa, bão sẽ khiến nhiệt độ và áp suất khí quyển giảm, từ đó độ ẩm tăng lên dẫn đến tình trạng các khớp giãn ra chèn ép những dây thần kinh xung quanh. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức nhiều hơn, đặc biệt ở người bệnh xương khớp nặng lại càng đau dữ dội.
  • Nhiệt độ giảm thì cơ thể sẽ bảo toàn nhiệt bằng cách hạn chế lưu thông máu đến các chi, bơm nhiều máu hơn về tim và phổi. Nhiệt độ không khí thấp còn dẫn đến chất lỏng bên trong khớp bị đặc, tình trạng đau nhức, cứng khớp càng nặng hơn.
  • Lười vận động, ngồi làm việc, học tập lâu một chỗ thiếu hoạt động thể chất cũng làm giảm khả năng lưu thông máu và chất dinh dưỡng đến khớp, sụn khớp. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến đau nhức xương khớp khi trái gió trở trời.
  • Những thay đổi từ áp suất không khí cũng dẫn đến gân, cơ, mô sẹo giãn mở và co lại. Vì thế nó có thể gây ra đau nhức ở các khớp đặc biệt là khớp bị viêm.
  • Hệ miễn dịch suy giảm do thay đổi từ độ ẩm, nhiệt độ, áp suất không khí cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến các mô liên kết cơ thể. Và nhất là mô liên kết cơ xương khớp dễ đau, tổn thương hơn khi chuyển mùa lạnh.

Các triệu chứng của đau nhức xương khớp

Triệu chứng đau nhức xương khớp có thể thay đổi tùy theo nguyên nhân và loại bệnh liên quan. Dưới đây là một số triệu chứng chung mà người có thể trải qua khi gặp vấn đề về đau nhức xương khớp:

Đau: Đau trong vùng xương khớp có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức, từ đau nhức nhẹ đến đau nặng. Đau có thể kéo dài hoặc tái phát theo thời gian.

Sưng và đỏ: Khi xương khớp bị viêm nhiễm hoặc tổn thương, nó có thể trở nên sưng và đỏ do sự tăng thông lưu của máu và các dịch viêm.

Hạn chế vận động: Đau và sưng có thể làm hạn chế khả năng vận động của xương khớp. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi bộ hoặc đứng lâu.

Vùng xương khớp ấm hơn: Khi xương khớp bị viêm nhiễm, vùng đó thường trở nên nóng hơn so với các vùng xung quanh.

Cứng cổ: Trong một số trường hợp, người bệnh có thể trải qua cảm giác cứng cổ, khả năng di chuyển của xương khớp bị giới hạn sau khi thức dậy hoặc sau khi thực hiện một hoạt động lâu dài.

Triệu chứng tổn thương khớp: Nếu bệnh gây tổn thương trực tiếp lên các cấu trúc khớp như gãy xương hoặc chấn thương, có thể có các triệu chứng bao gồm sưng, đau, và mất khả năng di chuyển.

Triệu chứng cơ bản khớp: Các bệnh về khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng cột sống, bệnh lupus và nhiều bệnh liên quan khác có thể có các triệu chứng khác nhau, bao gồm cảm giác mệt mỏi, sốt.

Bí quyết phòng và cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp

Cách phòng và điều trị đau nhức xương khớp phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng hoặc loại bệnh liên quan. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:

Dùng thuốc: Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) giúp giảm đau và viêm nhiễm trong xương khớp, ví dụ như ibuprofen, naproxen. Thuốc giảm đau chẳng hạn như paracetamol có thể giúp giảm đau tạm thời.

Vận động và tập thể dục: Vận động đều đặn và tập thể dục như bơi lội, đi bộ, tập yoga có thể giúp cải thiện linh hoạt và sức khỏe của xương khớp.

Vật lý trị liệu: Các động tác kéo giãn có thể giúp giảm đau và tăng cường khả năng vận động.

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống: Duy trì một lối sống lành mạnh, với chế độ ăn uống giàu vitamin D và canxi, có thể giúp tăng cường sức khỏe xương khớp.

Thư giãn và giảm đau nhức trên ghế massage

Mỗi ngày bạn dành ra 20 phút sử dụng ghế massage không chỉ giúp tinh thần thoải mái, thư giãn mà còn giữ cho các khớp được linh hoạt, mạnh mẽ, mô sụn có điều kiện hấp thụ dưỡng chất từ dịch khớp, tăng sự dẻo dai cho cơ bắp. Việc dùng ghế massage mỗi ngày còn kích thích máu lưu thông đều, giảm sưng viêm, tái tạo và phục hồi thể lực.

Theo thời gian cơ thể chúng ta dần lão hoá, sức khoẻ và tuổi tác không còn được như trước. Đặc biệt là xương khớp không ngừng thoái hoá ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, sinh hoạt và đời sống hàng ngày. Ngay từ bây giờ hãy bảo vệ sức khoẻ của bạn bằng việc sử dụng ghế massage đẩy lùi nguy cơ mắc chứng đau nhức xương khớp. Nếu bạn cần được tư vấn cụ thể để mua ghế massage chính hãng, giá tốt, dịch vụ chất lượng gọi ngay hotline của Siêu Mua Nhanh nhé!

Sản phẩm liên quan

Ghế massage toàn thân Beurer MC5000

Ghế massage toàn thân Beurer MC5000

52.000.000 đ 53.000.000 đ
-2%
Ghế massage toàn thân Beurer MC3800

Ghế massage toàn thân Beurer MC3800

30.800.000 đ 32.000.000 đ
-4%