Những chú ý khi tập cơ bụng với ghế tập bụng
Vùng bụng nhiều mỡ làm bạn không thỏa mái, thiếu tự tin, bạn mong muốn sở hữu cơ bụng săn chắc. Ngoài những loại máy tập bụng thì ghế tập bụng cũng là dụng cụ giúp hỗ trợ tập luyện rất tốt các bài tập chuyên sâu cho vùng bụng và mang hiệu quả cao.
Sau đây xin giới thiệu đến các bạn muốn sử dụng thiết bị tập này một vài lưu ý khi tập luyện với ghế tập bụng để giúp cho những buổi tập của bạn hiệu quả hơn mà bạn không mất sức quá nhiều:
1/ Khởi động kỹ trước khi tập luyện:
Trước khi bước vào tập bất kì bài tập nào bạn cũng cần phải làm nóng cơ thể trước, tập với ghế tập cũng vậy, bạn cần có một vài động tác khởi động toàn thân giúp cân bằng trạng thái của 2 cơ quan chức năng: cơ quan nội tạng và cơ quan vận động. Quá trình khởi động giúp cơ thể bạn phát huy được tối đa năng lực hoạt động.
Các động tác bạn có thể thực hiện để khởi động như chạy tại chỗ, xoay người qua trái phái, lườn, đứng lên ngồi xuống... tác động đến các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, vai, khớp cổ được linh hoạt và deo dai, từ đó giúp cho cơ bụng cũng vận động tốt hơn.
2/ Không nên thực hiện tập bụng trước:
Để tập luyện cơ bụng thì ở 20-30 phút đầu, lượng đường sẽ được ưu tiên sử dụng để tạo thành năng lượng, sau đó mới đến lượng mỡ.
Vì vậy để cho hiệu quả nhất, khoảng 2/3 thời gian đầu của buổi tập bạn nên kết hợp với những bài tập toàn thân khác, sau đó dành 1/3 thời gian cuối cùng để tập trung với các bài tập cho vùng bụng trên ghế tập. Thông thường ở một số loại ghế tập (như ghế tập Sport 360 XD 8095) sẽ thiết kế thêm các lo xo kéo, dây kéo tay, cả bàn tập chân hỗ trợ bạn nhiều bài tập khác nhau.
Nếu bạn bước vào tập bụng ngay từ đầu sẽ làm cho cơ bụng của bạn bị mỏi nên sẽ khó kéo dài buổi tập với những động tác khác.
3/ Đa dạng nhiều động tác tập bụng:
Khi tập cơ bụng, bạn không nên chỉ đặt mục tiêu vào phần bụng mà nên đa dạng các động tác tập ở những vùng cơ khác nhau tại các góc độ khác như cơ vai, cơ xiên (liên sườn), cơ lưng dưới, cơ ngực...
4/ Kết hợp bài tập với hít thở
Khi tập thể dục kết hợp với hít thở là một kỹ thuật rất quan trọng, nó giúp bạn tăng thêm sức bền, dẻo dai hơn, tang hiệu quả tập luyện. Hít thở cũng là một cách luyện tập cơ bụng, vì vậy bạn nên chú trọng nó.
Khi tập cơ bụng hay bất kì bất kì bài tập gì cũng cần ghi nhớ nguyên tắc hít thở bằng mũi (thở bụng ra) và thở ra bằng miệng (hóp bụng vào). Khi cơ căng lên để dùng lực thì nên hít chậm vào từ 2 đến 3 giây, cơ duỗi ra thì thở nhanh hơn trong khoảng 1 giây.
5/ Bỏ sự tham gia của cơ PSOAS khi tập bụng
PSOAS là loại cơ thắt lưng, loại cơ này nằm sâu trong ổ bụng vì thế không có tác dụng thẩm mỹ cho cơ bụng. Mặc khác khi tập bụng có sự tham gia của cơ PSOAS sẽ khiến việc tập bụng nhanh mệt hơn.
Để loại bỏ sự tham gia của cơ PSOAS này, khi tập bụng bạn phải đảm bảo cơ bụng được cuộn lại, lưng uốn theo cơ bụng. Vì lúc lưng thẳng là lúc cơ thắt lưng hoạt động nhiều nhất, khi lưng thẳng quá khi tập bụng cũng dễ làm bị chấn thương.
Khi có sự hỗ trợ để giúp giảm tích tụ và giải phóng mỡ trắng, “bức tường” bao bọc xung quanh tế bào và các mô mỡ trắng vùng eo, bụng, đùi và cả xung quang nội tạng sẽ bị phá vỡ sẵn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mỡ trắng đượcchuyển hóa thành năng lượng, đào thải ra ngoài cơ thể trong quá trình vận động. Vì vậy bạn nên tập luyện đều đặn với máy tập bụng, ghế tập hay tự tập trên sàn nhưng phải đúng cách.
Một điều nữa là trong giai đoạn tập luyện thể dục, nhất là vùng bụng phải kết hợp với chế độ ăn uống, dinh dưỡng khoa học để giúp hiệu quả tập luyện được tốt nhất, cho bạn vùng bụng săn chắc và thon gọn.