Trang chủ / TIN TỨC/ Sức Khỏe

4 bài tập thể dục hiệu quả tại nhà cho người giãn tĩnh mạch chân

Cập nhật: 26/10/2023

Ước tính tại Việt Nam có đến 35% dân số mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Phần lớn căn bệnh thường gặp ở phụ nữ 35 tuổi trở lên và sẽ trở thành mãn tính. Ngoài việc dùng thuốc điều trị thì người bệnh cần có những phương pháp tập luyện thường xuyên để bệnh nhanh thuyên giảm.

Tại sao người giãn tĩnh mạch chân nên thực hiện bài tập thể dục?

Thực hiện bài tập thể dục đối với người giãn tĩnh mạch chân rất quan trọng vì nó có nhiều lợi ích và vai trò quan trọng trong quá trình ngăn ngừa tình trạng giãn tĩnh mạch chân. Dưới đây là một số lý do vì sao cần thực hiện bài tập thể dục cho người giãn tĩnh mạch chân:

Cải thiện tuần hoàn máu: Bài tập thể dục tăng cường sự co bóp của cơ bắp, giúp máu dễ dàng lưu thông về tim. Điều này cải thiện tuần hoàn máu ở chân, giúp giảm áp lực trong tĩnh mạch và ngăn ngừa sưng to.

Giảm áp lực trên tĩnh mạch: Các động tác bao gồm co bóp cơ bắp sẽ giúp áp lực trên tĩnh mạch giảm đi. Điều này làm giảm nguy cơ phát triển tĩnh mạch giãn nở.

Tăng sự linh hoạt: Việc tập thể dục đều đặn giúp tăng sự linh hoạt của cơ bắp và khớp, cải thiện sự di chuyển của chân, ngăn ngừa tình trạng cứng cơ.

Giảm tình trạng sưng chân: Bài tập thể dục thường bao gồm động tác co bóp và thả lỏng cơ bắp, giúp hỗ trợ lưu thông máu trong cơ thể, ngăn ngừa sự sưng chân và một số triệu chứng khác của giãn tĩnh mạch.

Tăng cường sức kháng: Tập thể dục có thể củng cố hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và viêm nhiễm, giúp ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra do viêm tĩnh mạch.

Cải thiện tâm trạng: Những bài tập cũng phần nào giúp tạo ra endorphin, các hợp chất giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng và giúp bạn cảm thấy thoải mái.

Ngăn ngừa tăng cân: Giãn tĩnh mạch chân thường đi kèm với tăng cân. Thực hiện bài tập thể dục có thể giúp kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa tăng cân thêm.

4 bài tập thể dục tại nhà cho người suy giãn tĩnh mạch chân

Buerger Allen

Buerger Allen là một trong những bài tập lâu đời nhất, đơn giản và dễ tập giúp cải thiện lưu thông máu, hạn chế giãn tĩnh mạch. Cách thực hiện như sau:

  • Nằm trên giường, giơ cả 2 chân lên trên cao.
  • Giữ nguyên tư thế cho đến khi bàn chân chuyển màu trắng nhợt nhạt.
  • Ngồi dậy và thả lỏng chân xuống, đến khi thấy chân hồng hào trở lại.
  • Nằm xuống duỗi thẳng chân và thực hiện 10 – 12 lần.

Nhón gót chân

Nhón gót chân giúp tăng cường cơ bắp chân, ngừa phát sinh thêm giãn tĩnh mạch và làm giảm tình trạng giãn tĩnh mạch. Thực hiện đơn giản như sau:

  • Ở tư thế đứng bình thường, nhón gót lên, dồn trọng tâm vào ngón chân để đứng.
  • Giữ tư thế trong 15 nhịp đếm và hạ gót chân, trở về tư thế ban đầu.
  • Động tác này nên thực hiện khoảng 20 lần và thường xuyên.

Nâng chân ngang hông

Bài tập này mang lại lợi ích cho cả hông và đùi. Nhưng với những ai gặp vấn đề về lưng thì nên cẩn thận, nếu cảm thấy bị đau phải ngừng ngay lập tức. Cách thực hiện như sau:

  • Nằm nghiêng một bên phải, chống khuỷu tay phải trên mặt sàn đỡ phần đầu. Tay trái đặt xuôi theo thân người hoặc có thể chống bàn tay xuống sàn.
  • Từ từ nâng chân trái lên một góc 45 độ, giữ tư thế trong 10 nhịp đếm.
  • Hạ chân xuống về tư thế bình thường, thực hiện 15 lần và sau đó đổi bên.

Đạp xe nằm

Là bài tập dễ thực hiện, có thể nằm trên giường hay thảm tập. Ở động tác này nên hồng chắc cơ bụng, giữ đều hơi thở lúc tập. Thực hiện:

  • Nằm trên sàn hoặc nệm, chân đưa trên không trung ở tư thế đạp xe.
  • Đạp xe trên không 20 – 30 lần/ lượt, ít nhất 3 lượt.

Điều cần lưu ý khi tập thể dục đối với người giãn tĩnh mạch chân

Khi thực hiện các bài tập bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Họ sẽ cho bạn lời khuyên tốt nhất theo tình trạng bệnh.

Với những ai mắc phải giãn tĩnh mạch nặng nên thực hiện các bài tập một cách nhẹ nhàng, tránh tạo áp lực cho chân.

Nếu cảm thấy đau tại bất kỳ vị trí nào của chân thì nên ngừng ngay buổi tập và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn.

Qua những thông tin mà sieumuanhanh.com vừa chia sẻ mong rằng bạn sẽ có thêm những bài tập hữu ích để cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả. Bạn có thể tham khảo thêm máy nén ép điều trị suy giãn tĩnh mạch Okachi được đông đảo khách hàng sử dụng để cải thiện tình trạng bệnh. Gọi vào hotline để chúng tôi tư vấn giúp bạn có cách phòng và cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch tốt nhất.

Sản phẩm liên quan