Trang chủ / TIN TỨC/ Sức Khỏe

Điều chỉnh lối sống để kiểm soát huyết áp cao

Cập nhật: 17/07/2023

Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp - một trong những vấn đề sức khỏe nguy hiểm nhất mà xã hội đang đối diện hiện nay. Chính vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về căn bệnh và những điều chỉnh lối sống quan trọng cần thiết kiểm soát hiệu quả huyết áp cao để bước vào một cuộc sống khỏe mạnh hơn!

Tìm hiểu bệnh huyết áp cao nghĩa là gì?

Huyết áp áp được xem là căn bệnh mãn tính, xảy ra khi mà áp lực máu tác động mạnh lên thành động mạch. Hệ thống tim mạch khi đó sẽ chịu áp lực cao và gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy tim.

Huyết áp cao được chia thành 3 nhóm chính như sau:

  • Huyết áp vô căn: chiếm đến 90% trường hợp mắc bệnh, nghĩa là người mắc bệnh không xác định được nguyên nhân.
  • Huyết áp thứ phát: chiếm con số ít khoảng 10% tổng số ca mắc bệnh. Huyết áp thứ phát xảy ra do triệu chứng bệnh lý hoặc tác dụng từ rượu bia, thuốc tránh thai…
  • Tăng huyết áp do mang thai: thường xuất hiện ở tuần thứ 20 do cơ thể người mang thai thiếu máu trầm trọng hoặc dư nước ối. Đây là căn bệnh cảnh báo nguy hiểm trong giai đoạn mang thai mà các mẹ bầu nên lưu ý.

Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp

Bệnh huyết áp cao (tăng huyết áp) có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng một số nhóm người có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn những người khác bao gồm:

Người có tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh huyết áp cao, đặc biệt là cha mẹ hoặc anh chị em, thì bạn có nguy cơ cao hơn mắc bệnh này.

Người cao tuổi: Nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao tăng lên với tuổi tác. Mặc dù không phải là tất cả người cao tuổi đều bị huyết áp cao, nhưng rủi ro này tăng lên khi bạn già đi.

Người có mỡ máu cao: Máu có mức cholesterol cao, đặc biệt là mức cholesterol LDL (xấu) cao, có thể tăng nguy cơ huyết áp cao.

Người có tiền sử bệnh tim mạch: Nếu bạn từng mắc hoặc đang mắc các vấn đề tim mạch khác nhau như bệnh tim, suy tim, đau ngực bạn có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao.

Người có vấn đề về thận: Bệnh thận, đặc biệt là suy thận, có thể gây tăng huyết áp.

Người có lối sống không lành mạnh: Các yếu tố như tiêu thụ nhiều muối, không tập thể dục đều đặn, hút thuốc, uống rượu, ăn nhiều đồ ăn nhanh và không có chế độ ăn uống lành mạnh làm tăng nguy cơ huyết áp cao.

Người bị béo phì: Bệnh huyết áp cao thường có liên quan mật thiết với tình trạng béo phì.

Người căng thẳng và áp lực công việc cao: Các yếu tố tâm lý như căng thẳng, áp lực công việc và lo lắng kéo dài có thể góp phần vào nguyên nhân dẫn đến bệnh huyết áp cao.

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh cao huyết áp

Bệnh huyết áp cao thường không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu. Điều này làm cho bệnh trở nên nguy hiểm hơn, vì nhiều người có thể không nhận ra rằng họ đang mắc bệnh cho đến khi có các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi bệnh huyết áp cao trở nên nghiêm trọng, một số triệu chứng thông thường có thể xuất hiện, bao gồm:

Đau đầu

Một trong những triệu chứng phổ biến đầu tiên của huyết áp cao là cảm giác đau đầu, thường nổi lên ở vùng gáy, thái dương hoặc ở phía sau đầu.

Chóng mặt và hoa mắt

Cảm giác chóng mặt, mờ mắt hoặc thậm chí thấy những điểm, đốm đen trong tầm nhìn có thể xuất hiện do tăng áp lực trong mạch máu của mắt.

Thở khò khè

Huyết áp cao có thể làm tăng công việc của tim, khiến hệ thống tim mạch phải làm việc nặng hơn, dẫn đến thở khò khè.

Đau ngực

Đau ngực hoặc có cảm giác nặng nề đặc biệt khi bạn vận động hoặc thực hiện các hoạt động cường độ cao.

Buồn nôn và nôn mửa

Trong một số trường hợp, huyết áp cao có thể gây ra buồn nôn và nôn mửa.

Mệt mỏi và kiệt sức

Huyết áp cao khiến tim phải làm việc mạnh hơn để đưa máu lưu thông trong cơ thể, dẫn đến cảm giác mệt mỏi, kiệt sức.

Biện pháp để phòng ngừa và điều chỉnh lối sống kiểm soát huyết áp cao

Chế độ ăn uống

  • Hạn chế tiêu thụ muối, giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày giúp kiểm soát huyết áp. Tránh các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, nước mắm và một số loại thức ăn có nồng độ muối cao.
  • Ăn nhiều trái cây và rau đặc biệt là giàu kali, magiê và chất xơ có thể giúp kiểm soát huyết áp, hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
  • Hạn chế đồ uống có cồn sẽ giúp giảm nguy cơ huyết áp cao.

Tập thể dục thường xuyên

Bạn nên tập luyện thể dục thường xuyên hơn ít nhất 30 phút mỗi ngày, và năm ngày mỗi tuần. Đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đi xe đạp và các hoạt động aerobic khác đều có thể giúp kiểm soát huyết áp cao. Nếu không có thời gian tập luyện ngoài trời bạn nên chọn máy chạy bộ tại nhà hoặc xe đạp tập, máy rung toàn thân,…

Giữ cân nặng hợp lý

Giảm cân ngay nếu bạn đang bị thừa cân hoặc béo phì. Mất 5-10% cân nặng cơ thể có thể giúp giảm huyết áp cao.

Kiểm soát căng thẳng và stress

Học cách quản lý tâm trạng, không nên để căng thẳng và áp lực trong cuộc sống hàng ngày. Có thể áp dụng bằng các phương pháp thư giãn như yoga, thiền hoặc tập trung vào sở thích và hoạt động yêu thích.

Hạn chế hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá

Hút thuốc lá có thể tăng nguy cơ huyết áp cao và các vấn đề tim mạch khác. Nếu bạn hút thuốc, hãy cố gắng bỏ thuốc để cải thiện sức khỏe tim mạch.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Định kỳ kiểm tra huyết áp, đặc biệt khi có yếu tố rủi ro hoặc tiền sử gia đình về bệnh huyết áp cao.

Uống đủ nước

Đảm bảo bạn uống đủ nước mỗi ngày để duy trì lượng nước cân bằng và giảm nguy cơ tăng huyết áp.

Theo thống kê của bộ y tế thì hiện nay bệnh huyết áo cao ngày càng trẻ hoá, những người ở độ tuổi dưới 35 đang có xu hướng dễ mắc bệnh. Vì thế bạn nên điều chỉnh lối sống và quan tâm hơn đến sức khoẻ để có thể nhận biết sớm cũng như hạn chế biến chuyển nghiêm trọng của bệnh.

Sản phẩm liên quan