Trang chủ / TIN TỨC/ Sức Khỏe

Khoai lang nên ăn vào thời điểm nào trong ngày?

Cập nhật: 27/05/2022

Khoai lang được ví như một loại thuốc quý rẻ tiền, được đại đa số mọi người đưa vào thực đơn hàng ngày để tăng tuổi thọ, giảm cân. Nhưng khoai lang nên ăn vào thời điểm nào trong ngày để có hiệu quả tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

Dinh dưỡng của khoai lang

Giá trị dinh dưỡng của khoai lang rất lớn, chúng bao gồm những thành phần cụ thể:

Carb

Lượng Carb trong khoai lang trung bình là 27g, được tính trên 1 củ khoai luộc cỡ vừa. Trong khi đó lượng tinh bột chiếm đến 53% hàm lượng carb. Thành phần còn lại là đường đơn như glucose, maltose, sucrose. Vì vậy chì số đường huyết trong khoai lang khá cao. Và khoai luộc sẽ cao hơn so với khoai chiên hay nướng.

Tinh bột

Trong khoai lang có đến 3 loại tinh bột chính gồm: tinh bột tiêu hóa nhanh 80%, tinh bột tiêu hóa chậm 9%, tinh bột kháng tiêu 11%. Các loại tinh bột này đều có lợi cho sức khỏe.

Chất xơ

Một củ khoai lang cỡ vừa có khoảng 3.8g chất xơ. Hai loại chất xơ chính là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan trong nước. Vì vậy khi ăn khoai lang bạn sẽ có cảm giác no lâu, hạn chế được cảm giác thèm ăn nên rất thích hợp cho những ai đang trong quá trình giảm cân. Ngoài ra chất xơ trong khoai lang còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cải thiện sức khỏe đường ruột.

Protein

Lượng protein trong khoai lang cũng tương đối thấp, trung bình 1 củ khoai chỉ chứa 2g. Nhưng protein trong khoai lang có đặc tính chống oxy hóa rất tốt.

Vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể người. Và đây là thành phần đặc biệt có trong khoai lang:

  • Vitamin A – chỉ cần khoảng 100g khoai lang là cơ thể chúng ta đã được cung cấp đủ lượng vitamin A trong 1 ngày.
  • Vitamin C – giúp giảm đi triệu chứng của bệnh cúm, làm đẹp làn da.
  • Vitamin B6 – góp phần quan trọng trong quá trình chuyển hóa thức ăn thành nguồn năng lượng cho cơ thể.
  • Vitamin B5 – là chất cơ bản có trong hầu hết các loại thực phẩm
  • Vitamin E – tốt cho sức khỏe, đẹp da, chống lại quá trình oxy hóa
  • Kali – khoáng chất giúp cơ thể kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Mangan: hỗ trợ quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

Lợi ích và tác hại của khoai lang

Lợi ích

  • Ngừa bệnh tiểu đường: theo như nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các hoạt chất trong khoai lang có khả năng cải thiện insulin ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Lượng chất xơ dồi dào còn làm ổn định lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • ổn định huyết áp: các chuyên gia sức khỏe khuyến khích chúng ta nên ăn nhiều món chứa kali, tránh ăn thực phẩm nhiều muối để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Vì thế thành phần kali trong khoai lang sẽ rất thích hợp cho những đối tượng huyết áp cao và thấp, nó giúp ổn định huyết áp.
  • Giảm nguy cơ ung thư: hoạt chất beta-carotene có khả năng chống oxy hóa mạnh, làm giảm nguy cơ ung thư, ngăn cản sự phát triển của các gốc tự do.
  • Cải thiện tiêu hóa: khoai lang có tác dụng chữa táo bón hiệu quả. Nhờ lượng chất xơ dồi dào, ngoài ra còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa, ung thư đại tràng.
  • Tăng cường miễn dịch: vitamin C hỗ trợ hấp thụ sắt nhanh chóng, nếu trong cơ thể chúng ta thiếu vitamin C sẽ dẫn đến lượng sắt hấp thụ thấp gây ra nguy cơ thiếu máu.

Tác hại

Dù khoai lang rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng có những trường hợp nên tránh ăn khoai lang như:

  • Người mắc bệnh thận: vì lượng chất xơ, kali, vitamin A,… trong khoai lang rất lớn nên người bị thận không nên ăn. Đặc biệt chất kali gây yếu tim, rối loạn nhịp tim.
  • Ăn khoai lang quá mức: bạn sẽ gặp phải những tác hại khi ăn quá nhiều khoai lang như chướng bụng đầy hơi, sỏi thận, rối loạn đường huyết.
  • Hệ tiêu hóa kém: thường xuyên bị chướng bị, khó tiêu, đầy hơi không nên ăn nhiều khoai lang. Bởi khi ăn khoai lang sẽ làm tăng tiết dịch vị dẫn đến ợ chua, đầy hơi, nóng ruột.
  • Khoai lang và quả hồng: hai loại này không ăn cùng nhau bởi nó sẽ gây ra phản ứng dẫn đến viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày. Nên ăn cách nhau ít nhất 5 giờ trở lên để tránh làm hại sức khỏe.

Khoai lang nên ăn vào thời điểm nào trong ngày?

Buổi sáng

Ngoài các món ăn sáng như phở, xôi, bánh mì, bún,… thì khoai lang cũng năm trong danh sách bữa sáng của mọi người. Ăn sáng khoai lang còn mang lại công dụng đẹp da, phòng ung thư, đột quỵ, tốt cho hệ tiêu hóa,…

Buổi trưa

Thời gian buổi trưa từ 10 – 12 giờ ăn khoai lang là hoàn toàn phù hợp. Bởi sau khi ăn khoai lang cơ thể phải mất 4 – 5 giờ để hấp thụ lượng canxi trong khoai lang. Trong khi đó khung giờ buổi chiều 14 – 17 giờ có tác động lớn từ ánh nắng mặt trời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hấp thụ canxi.

Lưu ý chúng ta không nên ăn khoai lang vào buổi tối và lúc bụng đang đói vì sẽ dễ dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày, trướng bụng, nóng bụng, ợ chua.

Qua bài viết khoai lang nên ăn vào thời điểm nào trong ngày chắc hẳn bạn đã biết được lúc nào nên ăn và không nên ăn khoai lang. Hãy thêm khoai lang vào thực đơn của bạn ngay hôm nay để sống thọ, chống ung thu và giảm cân nhé!

Sản phẩm liên quan