Trang chủ / TIN TỨC/ Sức Khỏe

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng cột sống, nguyên nhân và cách điều trị

Cập nhật: 08/05/2022

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng gây ra nhiều bất tiện ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Việc hiểu rõ đặc điểm của thoát vị đĩa đệm rất là quan trọng bởi nó sẽ giúp người bệnh đưa ra hướng điều trị hợp lý. Cùng Siêu Mua Nhanh tìm hiểu thoát vị đĩa đệm thắt lưng cột sống, nguyên nhân và cách điều trị ngay trong bài viết sau để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra nhé!

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng cột sống là gì?

Là tình trạng đĩa đệm tại vùng thắt lưng bị nứt rách, thoái hoá khiến nhân nhầy tràn ra bên ngoài gây chèn ép dây thần kinh và các mô mềm lân cận. Thoát vị đĩa đệm cũng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào nhưng phổ biến nhất vẫn là vùng thắt lưng. Bởi thắt lưng chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể con người, thường xuyên hoạt động, lao động,… nên cột sống ở vị trí này có nguy cơ tổn thương cao hơn so với những vị trí khác.

Căn bệnh này thường gặp ở đối tượng trong độ tuổi 20 – 55 tuổi. Và đặc biệt người béo phì, thừa cân, ít vận động, lao động nặng, người có tiền sử chấn thương cột sống.

Bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng có mức độ phức tạp và những biểu hiện lâm sàng đa dạng hơn rất nhiều so với thoái hoá cột sống. Nếu chúng ta không kịp thời kiểm soát và điều trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thắt lưng cột sống

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng cột sống là hệ quả do chấn thương và một số nguyên nhân bao gồm:

  • Tư thế lao động, làm việc, sinh hoạt sai lệch gây đè nén lên đĩa đệm thắt lưng. Tình trạng kéo dài khiến vòng sợi bao quanh đĩa đệm thoái hoá, giảm đàn hồi, nứt rách. Lao động nặng trong một thời gian quá dài còn làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm và bệnh xương khớp khác.
  • Tuổi tác cũng là yếu tố mật thiết có liên quan đến quá trình thoái hoá và bệnh xương khớp mãn tính. Bởi khi bước vào giai đoạn lão hoá, các cơ quan trong cơ thể và đĩa đệm sẽ suy yếu, dễ tổn thương, giảm chức năng.
  • Thoát vị đĩa đệm còn là hệ quả của bệnh lý cột sống như gù vẹo, gai đôi, thoái hoá.
  • Những chấn thương hay tai nạn cũng khiến đĩa đệm bị nứt rách, tràn nhân nhầy ra ngoài. Tuy nhiên, nếu thoát vị đĩa đệm do chấn thương triệu chứng sẽ bùng phát đột ngột và đau nặng hơn.
  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh lý cột sống cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng
  • Thoát vị đĩa đệm thắt lưng cột sống còn là do tập thể dục sai cách, nạp nhiều bia rượu, thiếu hụt canxi trầm trọng, thừa cân béo phì, ít vận động, không tập thể dục,…

Triệu chứng nhận biết thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Đau vùng thắt lưng

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng cột sống gây ra nhiều khó chịu khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó khăn trong sinh hoạt và vận động. Với những cơn đau đột ngột dữ dội, âm ỉ suốt ngày hoặc đau buốt theo từng cơn tại vùng lưng.

Cơn đau bắt đầu lan rộng

Khi bệnh trở nặng những cơn đau tại vùng thắt lưng bắt đầu lan dần xuống vùng mông, đùi gây ra cảm giác tê bì cả phần mu bàn chân.

Gia tăng cơn đau khi hoạt động

Cơn đau sẽ gia tăng hơn khi ho, hắt hơi, vận động mạnh, nằm nghiêng. Hoặc có thể khi người bệnh ngồi hoặc đứng quá lâu cũng sẽ bị đau đớn.

Mất khả năng kiểm soát cơ thể

Cơ thể bị mất kiểm soát khi nhân nhầy của đĩa đệm lồi ra ngoài, chèn ép dây thần kinh khiến người bệnh không tự chủ đại tiện, tiểu tiện, thậm chí teo cơ, bại liệt,…

Khả năng hoạt động hàng ngày bị giảm

Người mắc thoát vị đĩa đệm sẽ khó ưỡn lưng, cúi người, chân tay lại yếu hơn bình thường và khó khăn khi cầm nắm đồ vật. Ngoài ra tư thế của người bệnh còn bị thay đổi, vẹo một bên do để chống đau. Một số trường hợp đau nặng còn dẫn đến bất động một bên khi ngủ.

Top 5 cách điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng cột sống

  1. Nghỉ ngơi nhiều hơn

Trong giai đoạn mắc bệnh thoát vị đĩa đệm bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn, nên nằm trên giường 1 – 2 ngày, tránh tập thể dục, cúi người, nâng vật nặng để tránh sưng tấy và giúp các tổn thương có thời gian lành lặn.

Nếu triệu chứng thoát vị đĩa đệm gây ra những khó chịu nghiêm trọng bạn cần nằm trên giường trong một thời gian ngắn. Nhưng cũng không nên nghỉ ngơi quá lâu dễ bị cứng khớp khiến bệnh thoát vị đĩa đệm nặng hơn.

  1. Chườm túi nước nóng

Chườm nóng giúp dãn cơ, giảm sự chèn ép của đĩa đệm lên hệ cơ cũng như các dây thần kinh. Nguyên tắc chườm nóng:

  • Mức nhiệt độ không quá 70 độ C
  • Chỉ chườm nóng trong khoảng thời gian 15 – 20 phút
  • Chọn tư thế kê lưng để vùng xương bị thoát vị nóng chảy và quay trở về vị trí ban đầu. Cơ lưng nguội co lại và phần xương quay về được vị trí cũ.

  1. Sử dụng thuốc đông y và tây y

Thuốc Đông y có ưu điểm đẩy lùi bệnh từ căn nguyên, giúp giảm đau, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Thuốc đông y còn có nguồn gốc từ dược liệu an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ.

Thuốc Tây Y sẽ có ưu điểm giảm đau nhanh, hiệu quả tức thời được nhiều người lựa chọn. Với 3 nhóm thuốc tây chính được bác sĩ sử dụng để điều trị: thuốc giảm đau (Neurontin, Paracetamol, Aspirin,…), thuốc kháng viêm không Steroid (Meloxicam, Diclofenac,…), vitamin thần kinh (B1, B6,B12,…)

  1. Các bài tập thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Kiên trì tập luyện các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm mỗi ngày sẽ làm giảm những cơn đau, tăng khả năng dẻo dai xương khớp, cải thiện hiệu quả và giúp nhanh khỏi. Một số bài tập vật lý bao gồm:

  • Tư thế rắn hổ mang
  • Tư thế chó úp mặt
  • Tư thế cây cầu
  • Tư thế con bọ
  1. Ghế massage hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Ngoài các cách điều trị trên thì ghế massage toàn thân Okachi là thiết bị tốt nhất để giúp người bệnh rút ngắn thời gian và mau khỏi. Thậm chí ghế massage còn giúp trị liệu các bệnh liên quan đến xương khớp một cách an toàn, nhanh chóng và cho hiệu quả cao bất ngờ.

Ghế massage toàn thân còn giúp thư giãn tinh thần, tạo cảm giác thoải mái, hỗ trợ lưu thông máu, ổn định huyết áp, cải thiện hệ hô hấp, chất lượng giấc ngủ ngon và sâu.

Qua những thông tin về thoát vị đĩa đệm thắt lưng cột sống, nguyên nhân và cách điều trị Siêu Mua Nhanh hy vọng bạn sẽ có thêm biện pháp để khắc phục tình trạng sức khoẻ của mình.

 

Sản phẩm liên quan