Tập xe đạp thể dục tại nhà - nói "không" với những điều sau
Xe đạp tập thể dục tại nhà cũng như trong các phòng tập gym đang được ưa chuộng và là sản phẩm đang thịnh hành trên thị trường hiện nay. Nhu cầu luyện tập với xe đạ thể dục tại nhà đang ngày càng tăng cao ở trong nhiều gia đình. Đây là sản phẩm giúp luyện tập giảm béo, nâng cao và rèn luyện sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng lại phụ thuộc vào cách sử dụng. Rất nhiều người do chưa tìm hiểu kĩ hướng dẫn sử dụng cũng như không tham khảo ý kiến chuyên gia nên một vô tình đã tập luyện sai phương pháp.
Vậy những sai lầm thường gặp và cần tránh khi tập đạp xem đạp tập thể dục tại nhà là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Không khởi động cơ thể
Giống như các môn thể thao khác, trước khi bắt đầu luyện tập bạn phải khởi động cơ thể nhẹ nhàng. Và đạp xe đạp tập thể dục tại nhà cũng vậy. Bạn cần thực hiện các động tác khởi động thông thường như bẻ cổ tay, cổ chân, gập người để các cơ quen dần với các vận động, tránh những chấn thương không mong muốn trong quá trình tập. Khi cơ thể đã quen với việc nghỉ ngơi, nếu chưa khởi động trước mà đã vận động mạnh như đạp xe đạp thể dục với tốc độ cao sẽ tác động xấu đến xương khớp, hệ tim mạch, hô hấp.
Không điều chỉnh yên xe
Khi sử dụng xe đạp tập tại nhà, có những bộ phận của xe cần được điều chỉnh mà bạn không hay để ý đến. Đặc biệt là độ cao của yên xe, điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình cũng như mục đích luyện tập của bạn.
Điều chỉnh yên xe đạp thể dục là việc đầu tiên khi bắt đầu bước vào các bài tập. Yên xe tập quá thấp khiến chân bạn bị co trùng trong từng vòng đạp, yên xe quá cao lại ảnh hưởng đến lưng và cơ chân bởi bạn phải cúi người và căng các khớp chân.
Bạn nên điều chỉnh yên xe phù hợp với chiều cao của cơ thể, khi duỗi thẳng chân thì bàn chân chạm tới bàn đạp dễ dàng, chân được quá trùng bị co gập đều ảnh hưởng đến hiệu quả luyện tập.
Điều chỉnh mức kháng lực không đúng cách
Mọi thiết kế của xe đạp tập thể dục tại nhà đều có ý nghĩa của nó. Không phải tự nhiên người ta thiết kế bộ điều chỉnh kháng lực. Bộ điều chỉnh kháng lực ở bánh đà của xe tập nhằm tăng hiệu quả đạp xe lên nhiều lần so với đạp xe ngoài trời. Bộ kháng lực được coi là một chức năng quan tọng của xe, nó khiến chúng ta phải dùng sức nhiều hơn, hiệu quả tập luyện sẽ tăng lên.
Nút điều chỉnh lực cản thường được thiết kế đặt ngay cạnh bánh đà xe đạp tập thể dục, để điều chỉnh mức độ nặng hay nhẹ của từng vòng đạp. Do đó bạn hãy điều chỉnh lực kháng sao cho phù hợp với khả năng cũng như mục đích luyện tập của mình.
Nếu bạn đạp xe đạp tập thể dục với mục đích phục hồi chức năng thì hãy tập luyện với lực cản nhẹ. Còn nếu bạn đang có nhu cầu tăng cường cơ bắp, giảm cân thì nên tập với cường độ cao hơn và lực cản mạnh hơn.
Đạp xe sai tư thế
Đây là lỗi phổ biến của rất nhiều người khi đạp xe đạp tập thể dục tại nhà. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nếu đạp xe đạp sai tư thế sẽ dẫn đến những tổn thương không đáng có ở cổ, cột sống lưng và đầu gối. Đặc biệt là khi luyệ tập mệt, người ta thường có xu hướng khom người về phía trước.
Vì thế bạn hãy sử dụng xe đạp ở tư thế thẳng và đặt 80 đến 86% trọng lượng cơ thể dồn trên yên xe để cân bằng sức nặng, giúp hiệu quả luyện tập tốt hơn.
Trên đây là những lỗi thường gặp phải khi bạn sử dụng xe đạp tập thể dục tại nhà. Nếu muốn việc luyện tập hiệu quả hơn, nâng cao được sức khỏe và không bị đau mỏi xương khớp, hãy sử dụng xe đạp tập thể dục đúng cách nhé!
- Máy massage bụng công dụng ra sao? Có ảnh hưởng gì không?
- Công dụng của máy chạy bộ đối với giảm mỡ và sức khỏe tại nhà
- TOP 5 sản phẩm đệm massage toàn thân bán chạy nhất
- Dòng sản phẩm mát xa cầm tay có những công dụng gì?
- Lợi ích không ngờ khi sử dụng máy massage trị liệu
- Máy massage bụng gây vô sinh, đúng hay sai?
- Bí quyết giảm đau lưng dưới tại nhà từ những cách đơn giản
- Tại sao stress gây đau dạ dày? Làm cách nào cải thiện
- Bẻ cổ kêu rắc rắc: Cần nhận biết nguy hại và biện pháp giảm đau mỏi
- Ăn gì để lưu thông máu tốt? Điểm danh 6 thực phẩm vàng