Máu lưu thông kém: nguyên nhân và phương pháp cải thiện
Máu lưu thông kém không phải tự nhiên xuất hiện, đây là biểu hiện của một số bệnh nghiêm trọng. Vì thế khi có dấu hiệu bạn cần xác định nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp để cải thiện. Tình trạng máu lưu thông kém lâu ngày không điều trị sẽ dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng tính mạng, rất nguy hiểm.
Nguyên nhân dẫn đến máu lưu thông kém
Máu lưu thông kém xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, mà điển hình là các bệnh lý liên quan tim mạch. Cụ thể gồm:
Tắc nghẽn mạch máu: sự tắc nghẽn mạch máu ở động mạch cổ, động mạch vành là nguyên nhân chính dẫn đến máu lưu thông kém. Tắc nghẽn xảy ra là do cơ thể tích tụ chất béo hay có mảng bám trên thành mạch máu.
Mắc bệnh tim mạch: Một số bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, mạch vành, nhịp tim không đều sẽ gây ra máu lưu thông kém. Ảnh hưởng đến khả năng không bơm đủ máu của tim và dưỡng chất cần có cho cơ thể.
Yếu tố khác: Một số yếu tố như tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường, mỡ máu, chế độ dinh dưỡng không lành mạnh cũng khiến máu lưu thông kém.
Triệu chứng điển hình của máu lưu thông kém
- Đau thắt ngực: là triệu chứng rất phổ biến để phát hiện tình trạng máu lưu thông kém. Cảm giác đau nhức, nghẹt thở, nặng ngực và có thể đau lan ra vùng cánh tay trái, hàm, cổ, lưng.
- Khó thở: gặp khó khăn hơn trong việc thở, cảm giác thở nhanh, mệt mỏi khi vận động thông thường.
- Chóng mặt, hoa mắt: sự thiếu máu và oxy lên não dẫn đến máu lưu thông kém, người bệnh sẽ bị chóng mặt, hoa mắt.
- Ngứa hoặc tê các chi: người gặp tình trạng lưu thông máu kém có thể xảy ra cảm giác ngứa hoặc đau nhói như kim châm các đầu chi.
- Tay chân lạnh: việc lưu lượng máu giảm khiến tay chân lạnh hơn những bộ phận khác trên cơ thể vì không được cung cấp đủ máu.
- Tiêu hoá kém: máu không đủ cung cấp cho cơ quan tiêu hoá sẽ hình thành chất béo trong niêm mạc máu ở bụng, dẫn đến các vấn đề đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đi ngoài ra máu.
- Da nhợt nhạt, xanh xao: da có thể trở nên xanh xao và nhợt nhạt hơn như người thiếu máu.
- Đau khớp, chuột rút: các khớp tay hay chân cũng trở nên nhức mỏi hơn, do lượng máu lưu thông giảm, oxy và chất dinh dưỡng không đủ để cung cấp đến các mô. Gây ra tình trạng co cứng cơ, chuột rút và đau nhức các khớp.
Làm thế nào để xác định và điều trị máu lưu thông kém?
Nếu cơ thể bạn xuất hiện những biểu hiện trên một cách thường xuyên thì việc quan trọng là đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khoẻ. Tuỳ theo tình trạng mỗi cá nhân người bệnh mà bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm, kiểm tra cần thiết, bao gồm siêu âm Dopper, siêu âm tim mạch, x – ray tim phổi…
Để điều trị tình trạng máu lưu thông kém cần xác định nguyên nhân cụ thể, mức độ nghiêm trọng. Theo đó bác sĩ sẽ có phác đồ phù hợp và hướng điều trị riêng dành cho người bệnh. Các phương pháp có thể là:
- Kê các loại thuốc như trị tăng huyết áp, giãn mạch, giảm cholesterol, chống đông.
- Khuyên người bệnh nên thay đổi một lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục đều đặn, chế độ dinh dưỡng khoa học, ngừng rượu bia, thuốc lá và kiểm soát cân nặng.
- Những trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ phải làm thủ thuật như cấy stent, phẩu thuật đường mạch để khắc phục tắc nghẽn, thủ thuật thông mạch.
Phương pháp phòng ngừa máu lưu thông kém
Để chủ động hơn bạn cần nắm các phương pháp phòng ngừa máu lưu thông kém như sau:
Uống nước đủ
Uống đủ 2 lít nước một ngày sẽ giúp máu lưu thông mượt mà hơn, tinh thần cũng vui vẻ thoải mái và phòng ngừa được bệnh lưu thông máu kém cùng một số bệnh lý khác.
Hạn chế ngồi quá lâu
Việc ngồi quá lâu để làm việc, học tập sẽ gây cản trở tuần hoàn, làm máu lưu thông kém. Đặc biệt là vùng chân, dẫn đến tê mỏi, đau nhức. Bạn nên đứng dậy vận động sau khi ngồi làm việc quá lâu. Hoặc khắc phục bằng việc thư giãn trên ghế massage, nó sẽ giúp khí huyết trong cơ thể bạn lưu thông đều hơn.
Tập luyện nâng cao sức khoẻ
Máu lưu thông kém sẽ bị đẩy lùi nếu chúng ta xây dựng một lối sống năng động, siêng năng. Ít nhất 20 – 30 phút mỗi ngày rèn luyện thể chất, sẽ giúp quá trình bơm máu đến các bộ phận diễn ra hiệu quả. Đồng thời còn tăng sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh cảm cúm thông thường.
Qua nội dung trên hẳn bạn cũng nắm rõ, tình trạng máu lưu thông kém nguyên nhân do đâu và phương pháp cải thiện như thế nào. Đừng đợi bệnh mới tìm phương pháp chữa trị, ngay từ bây giờ hãy tập thói quen sống lành mạnh, rèn luyện sức khoẻ. Bạn có thể liên hệ đến sieumuanhanh.com đặt mua các thiết bị chăm sóc sức khoẻ hoặc sản phẩm hỗ trợ tập luyện thể dục thể thao tại nhà. Nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ tư vấn miễn phí, giúp bạn chọn được sản phẩm phù hợp nhất theo từng nhu cầu, lứa tuổi. Gọi ngay để được hỗ trợ bạn nhé!
- Mẹo dùng máy xay sinh tố chuẩn cho tiệm kinh doanh
- Khám phá sức mạnh chữa tê bì chân tay hiệu quả của cây thuốc nam
- Căng thẳng và tăng cân: Mối quan hệ bất ngờ
- 10 lý do bạn nên bắt đầu ngay với việc chạy bộ vào buổi sáng sớm
- Kỹ thuật đơn giản giảm đau lưng cho người cao tuổi
- Tặng Gì Cho Cha Mẹ Nhân Dịp Trung Thu? 10 Gợi Ý Tuyệt Vời
- 4 thói quen cần tránh sau khi sử dụng ghế massage bạn cần biết
- Đánh giá việc sử dụng máy chạy bộ cho người già tốt hay không?
- Tìm hiểu bệnh thường gặp và cách thúc đẩy sức khoẻ khi thời tiết giao mùa
- Ghế massage - Món quà thể hiện tình cảm sâu sắc trong ngày Vu Lan, vì sao?