Trang chủ / TIN TỨC/ Góc gia đình

Tìm hiểu bệnh thường gặp và cách thúc đẩy sức khoẻ khi thời tiết giao mùa

Cập nhật: 30/08/2023

Viêm xoang, đau nhức khớp, cảm cúm,… đều là những căn bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi. Vậy bạn đã tìm ra cách phòng tránh những bệnh giao mùa này chưa? Hãy cùng Siêu Mua Nhanh tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Ai dễ mắc bệnh khi thời tiết giao mùa?

Thời tiết giao mùa thường đem theo những biến đổi không chỉ trong nhiệt độ, mà còn trong độ ẩm, áp suất không khí và hạt bụi trong không khí. Điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của mọi người, nhưng có một số đối tượng dễ mắc bệnh hơn khi gặp thời tiết giao mùa như:

Người có hệ miễn dịch yếu: Những người có hệ miễn dịch yếu thường dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi của môi trường, khí hậu. Hệ miễn dịch yếu có thể là do tuổi tác, mắc bệnh mạn tính hoặc dùng các loại thuốc ức chế hệ miễn dịch.

Người già: Sức đề kháng của cơ thể giảm đi theo thời gian, khiến người già dễ dàng mắc các bệnh do thay đổi thời tiết, chẳng hạn như cảm lạnh, cảm cúm.

Trẻ nhỏ: Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ đang phát triển và chưa hoàn thiện. Do đó, trẻ nhỏ là nhóm đối tượng dễ mắc các bệnh khi thời tiết giao mùa.

Người có bệnh mãn tính: Những người đang mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, viêm đại tràng, viêm khớp, tiểu đường,... thường dễ bị ảnh hưởng sức khoẻ khi thời tiết thay đổi.

Người dễ bị dị ứng: Giao mùa thường đi kèm với sự gia tăng của phấn hoa và hạt bụi trong không khí, gây ra các vấn đề về dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen suyễn dị ứng.

Người bị bệnh về đường hô hấp: Thời tiết thay đổi có thể gây kích thích cho các vấn đề về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm amidan, ho, đau họng.

Người tiếp xúc với hạt bụi và ô nhiễm không khí: Người làm việc ngoài trời hoặc tiếp xúc thường xuyên với không khí ô nhiễm, hạt bụi có thể dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết giao mùa.

Các bệnh thường gặp và cách phòng tránh khi giao mùa thời tiết

Bệnh cảm cúm

Cảm cúm giao mùa thường có triệu chứng tương tự như cảm lạnh, nhưng thường nặng hơn và kéo dài. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi bạn mắc cảm cúm giao mùa:

  • Sốt cao.
  • Đau đầu.
  • Đau họng.
  • Mệt mỏi.
  • Đau cơ và khớp.
  • Ho và sổ mũi.

Cách phòng tránh cảm cúm giao mùa:

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây để loại bỏ vi khuẩn, virus.
  • Đeo khẩu trang khi bạn tiếp xúc với nhiều người hoặc ở trong khu vực đông người.
  • Hạn chế tiếp xúc gần gũi với những người có triệu chứng cảm cúm.
  • Mỗi năm nên tiêm phòng cảm cúm để bảo vệ cơ thể khỏi các chủng virus cảm cúm mới nhất.
  • Khi ho, hắt hơi hãy che miệng, mũi bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay để ngăn vi khuẩn và virus phát tán.
  • Duy trì một lối sống lành mạnh với việc tập thể dục đều đặn và ăn uống cân đối để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Giữ cho cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ để phục hồi sức khỏe.
  • Tránh tiếp xúc với thời tiết lạnh lẽo và giữ ấm cho cơ thể bằng cách mặc ấm.

Đau họng

Đau họng là triệu chứng phổ biến mà nhiều người có thể trải qua khi thời tiết giao mùa. Một số triệu chứng thường gặp như: đau và khó chịu khi nuốt thức ăn hoặc nước uống, sưng đỏ ở vùng họng, tiếng khàn, cảm giác ngứa, khạc nhổ trong họng, ho khan.

Cách phòng và khắc phục

Để giảm thiểu triệu chứng khó chịu trên bạn nên uống nhiều nước, ăn thức ăn dễ tiêu, tăng cường bổ sung vitamin C. Ngoài ra bạn cũng có thể thường xuyên xịt họng, hạn chế dùng bia rượu, thuốc lá.

Dị ứng da

Dị ứng da giao mùa, còn được gọi là viêm da dị ứng, có thể xuất hiện khi da của bạn phản ứng mạnh với các tác nhân gây dị ứng trong môi trường thay đổi. Triệu chứng cụ thể như: Da có thể trở nên ngứa ngáy và đỏ rát, khô thậm chí bong tróc ở các vùng nhất định. Sưng và viêm ở các vùng bị tác động, nổi mẩn, tổn thương.

Cách khắc phục dị ứng da

Để trị dị ứng da, bạn cần tránh tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn, hoá chất hoặc các tác nhân môi trường khác. Chọn sản phẩm chăm sóc da được thiết kế đặc biệt cho da nhạy cảm và dị ứng. Tránh tắm nước nóng, vì nó có thể làm khô da. Sử dụng nước ấm và không tắm quá lâu.

Viêm xoang

Viêm xoang là bệnh thường gặp mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nhất là vào mùa thu và mùa đông. Độ ẩm trong không khí thấp, hanh khô tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công vào niêm mạc xoang mũi. Triệu chứng phổ biến: hắt hơi, sổ mũi, đau nhức mũi kéo dài, đau đầu, đau tai.

Khắc phục tình trạng viêm xoang

Giữ cho cơ thể luôn đủ nước có thể giúp làm loãng chất nhầy và giảm triệu chứng nghẹt mũi. Sử dụng dung dịch xịt mũi với nước biển hoặc dung dịch muối sinh lý để làm sạch mũi và giảm sưng nghẹt.

Đau nhức xương khớp

Với những người khả năng miễn dịch yếu, người mắc chứng thoái hoá khớp khó tránh khỏi đau nhức xương khớp khi thời tiết chuyển mùa. Triệu chứng thường thấy là đau, sưng các khớp tay chân, khớp sưng nóng đỏ, khó khăn trong cử động. Triệu chứng này thấy rõ nhất là vào sáng sớm, kéo dài hàng giờ hoặc cả ngày.

Cách để khắc phục đau xương khớp

Người bệnh cần giữ cho cơ thể luôn luôn ấm, tránh tắm nước lạnh và hạn chế tiếp xúc nguồn lạnh.

Bên cạnh đó, có thể sử dụng ghế massage toàn thân với tính năng nhiệt hồng ngoại sưởi ấm, hệ thống túi khí xoa bóp các cơ, cùng kỹ thuật ấn huyệt, đấm bóp, vuốt, day, miết của con lăn sẽ giúp giảm đau nhức cơ xương khớp hiệu quả, tăng cường lưu thông máu.

Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn nắm được kiến thức phòng và khắc phục một số bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa. Từ đó đưa ra biện pháp chăm sóc sức khoẻ cho chính mình và người thân trong gia đình.

Sản phẩm liên quan

Ghế massage toàn thân Beurer MC5000

Ghế massage toàn thân Beurer MC5000

52.000.000 đ 53.000.000 đ
-2%
Ghế massage toàn thân Beurer MC3800

Ghế massage toàn thân Beurer MC3800

30.800.000 đ 32.000.000 đ
-4%