Trang chủ / TIN TỨC/ Sức Khỏe

Những tác dụng hỗ trợ điều trị thần kỳ của xoa bóp

Cập nhật: 05/09/2016

Các bạn đã nghe rất nhiều về xoa bóp bấm huyệt, tuy nhiên không có nhiều người hiểu đúng về phương pháp hỗ trợ phòng và điều trị bệnh thần kỳ này. Hôm nay, sieumuanhanh sẽ giúp bạn hiểu một cách tường tận hơn về phương pháp y học cổ truyền này.

 

xoa bóp trị đau lưng

 

Xoa bóp bấm huyệt là gì?

 

Xoa bóp bấm huyệt là biện pháp phòng và chữa bệnh đơn giản. Đặc điểm là dùng bàn tay, ngón tay là chính để tác động lên huyệt, da thịt, gân khớp của người bệnh. Nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, đúng chỉ định, xoa bóp bấm huyệt có thể mang lại những hiệu quả tốt. Ngày nay, xoa bóp, bấm huyệt được áp dụng như là một phương pháp chuyên ngành vật lý trị liệu có từ ngàn năm. Xoa bóp nhằm phục hồi sức khỏe sau một ngày làm việc mệt nhọc hoặc phục hồi bệnh lý. Đối với những người bị mệt mỏi cơ bắp, tay chân bải hoải, nhức mỏi, đau đầu, đau lưng, căng thẳng trí óc... xoa bóp có thể giúp thư giãn, minh mẫn hơn.

 

xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu giúp phục hồi cơ thể

 

Xoa bóp – bấm huyệt có tác dụng gì?

 

Xoa bóp bấm huyệt là một kích thích vật lý, trực tiếp tác động vào da thịt, thần kinh, mạch máu và các cơ quan cảm thụ gây nên những thay đổi về thần kinh, thể dịch, nội tiết qua đó nâng cao năng lực hoạt động của hệ thần kinh, nâng cao quá trình dinh dưỡng của cơ thể.

Xoa bóp toàn thân làm giãn mạch máu, tăng tuần hoàn tại chỗ. Tăng tuần hoàn, góp phần chống viêm, giảm phù nề. Luồng máu tới sẽ tăng cường trao đổi chất, mang ôxy tới cho tế bào và mang đi các chất thải cặn bã.

Đối với cơ xương khớp, xoa bóp làm giãn cơ, đặc biệt là những nhóm cơ đã bị co cứng trước đó. Trong các bệnh khớp, gân, dây chằng bao giờ cũng có hiện tượng co cứng các nhóm cơ xung quanh khớp, từ đó gây đau, hạn chế vận động. Xoa bóp có thể cải thiện các tình trạng trên. Xoa bóp thường xuyên làm tăng tính linh hoạt của khớp và làm giảm khả năng bị chấn thương, cải thiện tư thế.

Ngoài ra, xoa bóp còn kích thích hệ thống lympho, làm tăng miễn dịch và cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Xoa bóp tác động trực tiếp lên các thụ cảm thần kinh dày đặc ở dưới da tạo ra các đáp ứng phản xạ thần kinh từ đó gây nên tác dụng điều hòa quá trình hưng phấn hay ức chế thần kinh trung ương, làm thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung, giảm đau, giãn cơ, và điều hòa chức năng nội tạng, tăng cường nhu động của dạ dày, ruột và cải thiện chức năng tiêu hoá, tăng dinh dưỡng của da làm da bóng đẹp, có tác dụng tốt đối với chức năng bảo vệ của da. Xoa bóp còn có nhiều tác dụng khác góp phần phục hồi sức khỏe.

Theo y học cổ truyền, xoa bóp thông qua tác động vào các huyệt, kinh lạc (kinh cân) có thể đuổi được ngoại tà, điều hòa được dinh vệ, thông kinh hoạt lạc và điều hòa chức năng tạng phủ.

 

tinh thần sảng khoái nhờ xoa bóp

 

Bệnh nào nên và không nên áp dụng xoa bóp bấm huyệt?

 

Xoa bóp bấm huyệt có tác dụng rất tốt đối với một số bệnh, tuy nhiên nó lại có chống chỉ định đối với một số bệnh khác.

Chỉ định xoa bóp: Rất nhiều bệnh của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục... có thể dùng xoa bóp. Nhiều bệnh mạn tính điều trị có hiệu quả bằng xoa bóp như: thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cột sống lưng, đau quanh khớp vai, liệt vận động do tai biến mạch máu não, mất ngủ kéo dài... Người bị đau đầu, mệt mỏi... cũng dùng phương pháp này để điều trị.

Chống chỉ định với các trường hợp: gãy xương, chấn thương đụng dập cơ và dây chằng, ở khớp; bệnh tim phổi nặng như nhồi máu cơ tim, suy tim, cơn hen ác tính, suy hô hấp.

Không xoa bóp ở vùng lở loét mụn nhọt vì sẽ gây nhiễm khuẩn và lở loét thêm. Khi các cơ quan bị tổn thương thực thể về ngoại khoa, thí dụ: viêm ruột thừa, thủng dạ dày, bệnh truyền nhiễm.

 

Những người không nên bấm huyệt

 

Bấm huyệt là một phương pháp khoa học có tác dụng tốt trong cả phòng và chữa bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng được biện pháp này.

Một số trường hợp không nên bấm huyệt. Đó là những người có chấn thương ở xương khớp, cơ kể cả vết thương kín và hở. Sở dĩ những người này không được bấm huyệt vì những vận động khi bấm huyệt sẽ gây chấn thương các vùng xương đó.

Ngoài ra, các vết thương tấy đỏ hoặc lở loét cũng không nên bấm huyệt vì có thể gây nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Bên cạnh đó, những bệnh nội khoa cũng không được sử dụng phương pháp bấm huyệt như đau vòi trứng, đau hoặc viêm ruột thừa.

 

Những lưu ý khi bấm huyệt

 

Với những người bị căng thẳng, mệt mỏi sau thời gian lao động vất vả bị suy nhược cơ thể, bấm huyệt được coi là biện pháp hiệu quả nhất để lấy lại sự cân bằng cho sức khỏe. Đặc biệt, với phụ nữ nếu thường xuyên bấm huyệt đúng cách sẽ mang lại sự tươi trẻ, gìn giữ tuổi thanh xuân. Với phụ nữ tuổi trung niên xoa bóp bấm huyệt thường xuyên giúp lưu thông khí huyết, sinh lực dồi dào.

Nững người cao tuổi cũng nên bấm huyệt thường xuyên giúp tăng cường sự hoạt động của hệ thống xương khớp, lưu thông máu, thải độc tố, làm giảm quả trình lão hóa và ngăn ngừa một số bệnh.

 

Như vậy các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về phương pháp xoa bóp bấm huyệt và biết cách nên và không nên áp dụng phương pháp này rồi phải không. Sieumuanhanh.com hy vọng những chia sẻ của chúng tôi có thể mang lại những kinh nghiệm hữu ích cho các bạn tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình của minh. Chúc đại gia đình các bạn một sức khỏe dồi dào.

Sản phẩm liên quan

Máy massage đầu Irest 3D

Máy massage đầu Irest 3D

950.000 đ 1.490.000 đ
-37%
Máy Massage mắt OKACHI JP-E8

Máy Massage mắt OKACHI JP-E8

1.990.000 đ 3.800.000 đ
-48%