Những sai lầm khi sử dụng xe đạp thể thao
Luyện tập thể dục thể thao với xe đạp thể thao là một trong những bộ môn thể thao được mọi người cực kỳ yêu thích bởi đây là môn thể thao có tác dụng với toàn bộ cơ thể người tập, giúp cơ thể người tập luôn được khỏe mạnh và sung sức.
Tuy nhiên, những lợi ích với sức khỏe của việc đạp xe chỉ phát huy tối đa các công dụng khi người dùng luyện tập đúng cách. Còn nếu tập sai cách sẽ không có hiệu quả. Ngoài ra đi kèm theo là bảo quản, bảo trì để chiếc xe của mình luôn hoạt động tốt nhất để việc tập luyện, sử dụng xe được tốt hơn. Sieumuanhanh.com xin chia sẻ những sai lầm khi sử dụng xe đạp thể thao khiến cho việc sử dụng xe không đạt hiệu quả như mong muốn cũng như chất lượng xe ngày càng giảm.
1. Độ cao của yên xe không phù hợp với chiều cao của cơ thể.
Rất nhiều người tập không có thói quen điều chỉnh yên xe cho phù hợp với chiều cao của cơ thể mình mà chỉ để độ yên xe như lúc ban đầu khi mới mua xe đạp về.
Điều chỉnh độ cao yên xe phù hợp
Chiều cao của yên xe khi mua sản phẩm là chiều cao mà nhà sản xuất chỉ lấy trung bình một chiều cao yên xe bất kỳ nào đó. Và khi sử dụng xe đạp nếu bạn không điều chỉnh yên xe thích hợp thì nó sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm.
Việc để chiều cao yên xe không phù hợp với chiều cao của người tập sẽ khiến cho người tập cảm tháy mỏi lưng, mỏi chân và các khớp cơ bị đau.
Chính vì vậy, việc đầu tiên trước hi tiến hàng luyện tập với xe đạp thì bạn cần phải chỉnh chiều cao cả yên xe phù hợp với mình.
2. Không có thói quen bảo dưỡng xe theo lời khuyên của nhà sản xuất
Việc bảo dưỡng xe theo lời khuyên của nhà sản xuất là việc làm cần thiết để giúp xe luôn ở trạng thái tốt nhất
Bảo quản xe thường xuyên
Việc kiểm tra, bảo dưỡng xe sẽ giúp xe đạp luôn hoạt động ổn định và không gây nguy hiểm cho người tập trong các tình huống khẩn cấp.
Việc bảo dưỡng xe bao gồm: vệ sinh khung xe, kiểm tra hệ thống phanh xe, bánh xe, các loại bulong - ốc vít,…
3. Sử dụng bộ chuyển tốc độ của xe đạp không đúng cách.
Các loại xe đạp thể thao hiện nay luôn tích hợp bộ chuyển tốc độ. Bộ chuyển tốc độ bao gồm một hệ thống líp xe khác nhau và mỗi líp xe thì sẽ tương ứng với một tốc độ, một loại địa hình khác nhau. Chính vì vậy mà người tập tùy vào địa hình và tốc độ mình tập để chuyển đổi bộ tốc độ sao cho đúng
Ví dụ: bạn gặp dốc cao khi đang đi trên đường thì việc chuyển sang lip cao sẽ giúp bạn lên dốc dễ dàng hơn là so với khi bạn giữ nguyên lip xe giống như đang đi trên đoạn đường bằng phẳng
4. Mặc quần áo không đúng khi sử dụng xe:
Việc luyện tập với xe đạp cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ trang phục mà người tập măc.
Nên mặc quần áo thỏa mái khi lái xe
Rất nhiều người tập với xe đạp, đặc biệt là các bạn nữ hay có thói quen mặc váy hay những trang phục rườm ra khi luyện tập. Điều này không những không tốt cho quá trình luyện tập mà nó còn khiến người tập bị nguy hiểm khi có sự cố xảy ra. Vì vậy trang phục tốt nhất khi tập luyện xe đạp thể thao chính là mặc những trang phục có độ thoáng mát cao, mồ hôi sễ dàng được bài tiết. Tuy không nên mặc những trang phục rườm rà nhưng người tập cũng không nên mặc những trang phục bó sát gây khó chịu cho cơ thể lúc tập luyện.
Trên đây là một số sai lầm phổ biến mà người tập luyện với xe đạp thể thao hay mắc phải. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp được những thông tin bổ ích giúp bạn đọc có thể tránh được những sai lầm trong quá trình luyện tập để việc luyện tập với xe đạp thể thao có được những hiệu quả tốt nhất và bảo quản xe được như mới.
>> Xem tiếp: Cách bảo vệ xe đạp thể thao của bạn luôn mới
- 2 mẫu nệm massage toàn thân phù hợp với mọi tư thế ngủ
- 3 mẫu gối massage hồng ngoại chính hãng giúp bạn ngủ ngon hơn
- 60% lưu lượng Internet ở Việt Nam bị ảnh hưởng vì đứt cáp
- Máy chạy bộ có mùi khét: Nguyên nhân và cách khắc phục
- Sự thật đằng sau sức mạnh của xe đạp vật lý trị liệu
- Chia sẻ kinh nghiệm chọn mua ghế massage phù hợp tặng cho cha mẹ
- Ưu và nhược điểm của từng dòng máy chạy bộ hiện nay
- Điểm danh 6 loại máy massage thông minh giảm đau mỏi cho dân văn phòng
- Khám phá lợi ích massage đá nóng và cách thực hiện đơn giản tại nhà
- Hiểu rõ nguy cơ và lợi ích của tia hồng ngoại đối với sức khỏe