Trang chủ / TIN TỨC/ Góc Làm Đẹp

Bệnh béo phì - Cơn ác mộng của sức khỏe và cách phòng ngừa hiệu quả

Cập nhật: 07/06/2023

Béo phì không phải là tình trạng hiếm gặp, nhất là trong những năm gần đây con số mắc bệnh này ngày một tăng cao. Không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng mà béo phì còn gây hại đến sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần. Vậy bạn đã xác định được nguyên nhân và có giải pháp phòng ngừa béo phì hiệu quả chưa? Cùng Siêu Mua Nhanh tìm ngay lời giải đáp trong nội dung sau:

Bệnh béo phì là gì?

Béo phì là một bệnh lý tình trạng tích tụ mỡ quá mức trong cơ thể. Nó xảy ra khi lượng mỡ cơ thể tăng lên đáng kể, khiến người bệnh trở nên xồ xề, quá cân và gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Béo phì thường được đánh giá dựa trên chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index - BMI), một phép đo dựa trên tỉ lệ giữa cân nặng và chiều cao của một người. Theo tiêu chuẩn BMI, người có BMI từ 25 đến 29,9 được coi là thừa cân, trong khi người có BMI 30 trở lên được coi là béo phì.

Nguyên nhân chính dẫn đến béo phì

Tiêu thụ calo vượt quá nhu cầu cơ thể

Khi lượng calo tiêu thụ từ thức ăn và đồ uống vượt quá nhu cầu năng lượng của cơ thể. Thừa calo sẽ được chuyển thành chất béo và tích tụ trong cơ thể.

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Tiêu thụ thực phẩm giàu calo, nhiều chất béo và đường có thể dẫn đến tăng cân, béo phì. Ăn nhiều thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn có nhiều chất bảo quản và đường tinh khiết có thể làm tăng nguy cơ béo phì.

Mất cân bằng hormone

Các hormone có vai trò trong việc kiểm soát cảm giác no, bài tiết insulin, quá trình chuyển hóa năng lượng có thể bị mất cân bằng, góp phần vào sự tích tụ mỡ và béo phì.

Di truyền và yếu tố gia đình

Một số người có nguy cơ bị béo phì cao hơn do di truyền. Nếu có người trong gia đình mắc béo phì, khả năng mắc bệnh cũng tăng lên.

Thiếu hoạt động thể chất

Sự thiếu hoạt động thể chất và lối sống ít vận động là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến béo phì. Nếu không có đủ hoạt động thể chất hàng ngày để đốt cháy calo, lượng calo dư thừa sẽ tích tụ thành mỡ.

Yếu tố tâm lý và tình trạng tâm lý

Căng thẳng, lo âu cũng chính là yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng béo phì. Điều này đã được các nhà nghiên cứu thực hiện và chứng minh, sự liên quan chặt chẽ giữa tâm lý và tăng cân. Cùng một chế độ ăn nhưng với người tâm trạng buồn, âu sầu không vui sẽ có nguy cơ béo phì hơn so với người lạc quan yêu đời.

Phụ nữ sau sinh

Khi mang thai chị em sẽ có sự thay đổi lớn về nội tiết tố, cùng với đó là tăng cân theo sự phát triển của thai nhi. Sau sinh chế độ dinh dưỡng cho con bú, hạn chế vận động cũng là nguy nhân khiến chị em sau sinh dễ thừa cân, béo phì.

Tác hại khôn lường của béo phì

Béo phì có thể gây ra nhiều tác hại khôn lường cho sức khỏe. Dưới đây là một số tác hại tiêu biểu của béo phì:

Bệnh tim mạch: Béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về tim mạch, bao gồm bệnh động mạch vành, cao huyết áp, đột quỵ và suy tim. Mức độ béo phì càng cao, nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng tăng.

Tiểu đường: Béo phì gây ra tiểu đường loại 2, mỡ tích tụ trong cơ thể có thể làm giảm khả năng tác động của hormone insulin, gây ra mức đường huyết cao và cuối cùng dẫn đến tiểu đường.

Bệnh gan nhiễm mỡ: Béo phì có thể gây bệnh gan nhiễm mỡ, viêm nhiễm và tổn thương gan, làm tăng nguy cơ viêm gan mãn tính, xơ gan.

Vấn đề hô hấp: Người béo phì thường có nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp như ngừng thở khi ngủ và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Bệnh xương khớp: Cơ thể tăng cân sẽ khiến tăng tải trọng lên các khớp, đặc biệt là đầu gối và hông. Điều này có thể dẫn đến viêm khớp, thoái hóa khớp và bệnh viêm xương khớp.

Bệnh ung thư: Một số nghiên cứu đã chỉ ra sự liên kết béo phì với một số loại ung thư như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư thực quản, ung thư gan và ung thư trực tràng.

Vấn đề tâm lý: Béo phì còn dẫn đến vấn đề về tâm lý như lo âu, trầm cảm và tự ti. Cảm giác thiếu tự tin có thể ảnh hưởng đến tình cảm, công việc và chất lượng cuộc sống của người béo phì.

Vấn đề về sinh sản: Béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới và nữ giới. Ở nam giới, nó có thể gây giảm ham muốn tình dục và vấn đề về chất lượng tinh trùng. Ở phụ nữ, cơ thể quá cân có thể gây vấn đề về kinh nguyệt, rối loạn cân bằng hormone và vấn đề về trứng.

3 biện pháp phòng ngừa béo phì hiệu quả

Chế độ ăn uống lành mạnh

  • Hạn chế tiêu thụ thức ăn có nhiều calo, đường và chất béo. Tăng cường tiêu thụ rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu chất xơ.
  • Hạn chế đồ uống có nhiều đường như nước ngọt, nước giải khát và nước có ga. Thay thế bằng nước uống không calo hoặc trà, nước ép trái cây tự nhiên.
  • Tránh ăn đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn có nhiều chất bảo quản, chất béo bão hòa.

Hoạt động thể chất

  • Tập thể dục đều đặn ít nhất 150 phút mỗi tuần hoặc ít nhất 30 phút mỗi ngày. Có thể chọn các hoạt động như đi bộ, chạy, bơi, đạp xe hoặc tập luyện tại phòng gym. Nếu không có nhiều thời gian bạn có thể chọn các thiết bị tập luyện tại nhà như máy chạy bộ, xe đạp tập, máy rung toàn thân,….
  • Tăng cường hoạt động hàng ngày bằng cách đi bộ thay vì sử dụng xe, sử dụng cầu thang thay vì thang máy, thực hiện các hoạt động như tưới cây, dọn dẹp nhà cửa,…

Xây dựng lối sống lành mạnh

  • Đảm bảo đủ giấc ngủ hàng đêm (khoảng 7-8 giờ) để duy trì sức khỏe tốt và ngăn ngừa tăng cân.
  • Hạn chế thời gian dành cho điện thoại di động, máy tính bảng và TV.
  • Kiểm soát căng thẳng và áp lực trong cuộc sống hàng ngày bằng cách thực hành kỹ thuật giảm căng thẳng như yoga, thiền hoặc tập thể dục thư giãn, sử dụng ghế massage,…

Béo phì là căn bệnh rất đáng để quan tâm nhất hiện nay. Các tác hại của bệnh rất lớn, ảnh hưởng đến cả tinh thần lẫn thể chất, vóc dáng, tuổi thọ. Ngay từ bây giờ hãy dành thời gian tập luyện và xây dựng chế độ ăn uống, lối sống hoàn hảo bạn nhé!

Sản phẩm liên quan